Định nghĩa về trái phiếu? Những kiến thức cơ bản bạn cần biết về trái phiếu doanh nghiệp

Chào bạn,

Hiện tại ở Việt Nam đang phát triển nhiều hơn các sản phẩm đầu tư tài chính cho các khách hàng cá nhân, tổ chức. iBond rất mong muốn các bạn hiểu rõ những khái niệm cơ bản về trái phiếu để có thể dễ dàng đầu tư. Sau đây mình sẽ chia sẻ một số nội dung như sau:

I. TRÁI PHIẾU LÀ GÌ?

Trái phiếu được định nghĩa là 1 loại chứng khoán, về mặt tính chất có nhiều điểm tương đồng với khoản cho vay có kỳ hạn, khẳng định nghĩa vụ của người phát hành (người vay tiền) cần trả cho người nắm giữ trái phiếu (người cho vay). Khoản tiền gốc, lãi và thời gian trả lãi trái phiếu thường sẽ được ấn định cụ thể từ đầu.

Nếu hiểu đơn giản hơn thì trái phiếu là một khoản vay của doanh nghiệp với các nhà đầu tư cá nhân, tổ chức.

Vậy đối tượng thường xuyên có nhu cầu vay vốn qua kênh trái phiếu này là những ai?

1. Doanh nghiệp (Corporate bond)

Các doanh nghiệp lựa chọn hình thức huy động vốn phù hợp nhất với lợi ích doanh nghiệp. Với hình thức huy động từ trái phiếu, doanh nghiệp có thể huy động vốn dài hạn để mở rộng kinh doanh, phát triển các dự án mới hay để mua lại/sáp nhập một công ty khác. Trong khi đó, đối với hình thức vay vốn ngân hàng, đa số các doanh nghiệp khó tiếp cận với nguồn vốn vay trung-dài hạn do các giới hạn về tỷ lệ an toàn của bản thân ngân hàng cũng như các điều kiện khắt khe khác.

2. Chính phủ (Government Bond)

Trái phiếu chính phủ (TPCP) được phát hành bởi chính phủ của 1 quốc gia với mục đích đầu tư cho phát triển kinh tế và bù đắp thâm hụt ngân sách nhà nước. TPCP thường được coi là tài sản an toàn nhất trong phạm vi một quốc gia và lãi suất TPCP được sử dụng như một chỉ báo quan trọng về sức khỏe kinh tế của quốc gia đó. Hiện nay, phần lớn trái chủ nắm giữ TPCP ở Việt Nam là các ngân hàng thương mại và quỹ bảo hiểm.

II. ƯU THẾ CỦA TRÁI PHIẾU DOANH NGHIỆP

Điểm ưu việt của trái phiếu so với các hình thức đầu tư khác dưới góc nhìn của 1 nhà đầu tư là:

  • Mang lại thu nhập lãi đều đặn, định kỳ cho nhà đầu tư, không chịu ảnh hưởng từ diễn biến thị trường (trừ khi nhà đầu tư muốn bán trái phiếu trước ngày đáo hạn).
  • Nhà đầu tư chỉ bị mất vốn nếu doanh nghiệp mất khả năng trả nợ và tài sản bảo đảm của trái phiếu mất giá trị (trong tình huống này, cổ phiếu của doanh nghiệp gần như cũng không còn giá trị).
  • Trong trường hợp doanh nghiệp phá sản, theo quy định của pháp luật, các chủ nợ (trong đó có các Trái chủ) của doanh nghiệp được ưu tiên thanh toán trước, các cổ đông chỉ được hưởng phần tài sản còn lại cuối cùng.
  • Tính thanh khoản cao hơn tiền gửi tiết kiệm (có thể mua bán nhanh chóng thông qua đại lý chuyển nhượng).

Dưới góc nhìn của doanh nghiệp, trái phiếu được ưa chuộng vì:

  • Giảm phụ thuộc vào nguồn vốn vay ngân hàng, đặc biệt là vốn dài hạn.
  • Chi phí huy động vốn trong nhiều trường hợp thấp hơn so với chi phí vay ngân hàng tùy kỳ hạn.
  • Hình ảnh và danh tiếng của doanh nghiệp đối với các nhà đầu tư được nâng cao nhờ hiện diện trên thị trường trái phiếu.

Tuy nhiên, tại thị trường trái phiếu Việt Nam, các NĐT vẫn còn thận trọng với các loại hình trái phiếu doanh nghiệp do tính minh bạch của doanh nghiệp chưa cao, thông tin về tổ chức phát hành và các đợt phát hành còn thiếu, các cơ chế bảo vệ nhà đầu tư còn yếu khiến cho quy mô và tốc độ phát triển của thị trường còn chưa được như kỳ vọng.

III.DƯ ĐỊA PHÁT TRIỂN & CƠ HỘI NÀO CHO THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU DOANH NGHIỆP

Theo đánh giá của bộ Tài Chính, cuối năm 2017, dư nợ của thị trường TPDN rơi vào khoảng 6,19% GDP, thấp hơn nhiều so với con số 130% GDP của kênh huy động vốn qua ngân hàng, thể hiện tiềm năng phát triển mạnh mẽ của thị trường trái phiếu doanh nghiệp tại Việt Nam.

Để thay đổi tâm lý e ngại khi đầu tư và phát triển thị trường tương xứng với tiềm năng của nền kinh tế, các nhà chính sách đang nhanh chóng đẩy mạnh sự hiện diện của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm cũng như 1 cổng thông tin tập trung về thị trường TPDN để hỗ trợ doanh nghiệp phát hành trái phiếu. Đồng thời, NHNN đang có động thái thắt chặt tăng trưởng tín dụng; kênh huy động tín dụng từ ngân hàng sẽ không còn rẻ và hiệu quả như trước. Do đó, việc phát hành trái phiếu thời điểm này sẽ là thời điểm vàng giúp doanh nghiệp chủ động huy động vốn 1 cách nhanh chóng, dễ dàng với chi phí tiết kiệm hơn lãi suất ngân hàng.

Dù thị trường TPDN Việt Nam đang chập chững trên những bước đi đầu tiên, xu hướng phát hành TP sẽ trở thành kênh huy động vốn quan trọng cho doanh nghiệp với cơ chế chính sách chặt chẽ để rộng đường phát triển cho thị trường tiềm năng này.

Thử trải nghiệm: Cách  mở tài khoản đầu tư trái phiếu chỉ 3 phút online  tại công ty chứng khoán kỹ thương (TCBS) – Công ty chứng khoản top 1 về giao dịch đầu tư trái phiếu tại Việt Nm.

2 Replies to “Định nghĩa về trái phiếu? Những kiến thức cơ bản bạn cần biết về trái phiếu doanh nghiệp”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *